Dạy con bằng cờ vua
"Tôi dạy bé chơi cờ vua, tôi nên đánh cờ thẳng tay hay nương cho bé thắng lấy động lực?" Câu hỏi trên diễn đàn dạy con này thu hút được rất nhiều hứng thú của các bậc phụ huynh. Sau đây là cách nhìn nhận của nhiều bậc cha mẹ khác nhau.
Jimmy Wales, nhà sáng lập bách khoa toàn thư Wikipedia và Fandom.inc
Tôi hỏi con gái mình thế này:"Giờ con muốn chơi để học hay là chơi thẳng tay". Nếu bé chọn chơi để học, tôi sẽ để bé lùi lại khi bé chơi sai nước, phân tích cho bé ý nghĩa của các nước cờ. Và nếu bé chọn "chơi thẳng tay" thì tôi sẽ đánh tử chiến luôn. Nói vui vui thì chơi thẳng tay là tôi đấu với bé, còn chơi để học giống như là tôi+bé đấu với tôi nên tôi hay thua lắm.
Bé càng lớn thì có vẻ bé càng yêu thích mục "chơi thẳng tay" hơn. Mặc dù hiếm khi bé thắng được. Theo ý kiến của tôi nhường cho bé thắng chỉ tạo cảm giác tự tin giả thôi. Nếu bạn đang cần bé có động lực thì có thể dùng một chút, nhưng lạm dung sẽ khiến bé mất hết niềm tin chính mình.
Con gái tôi khá thông minh, nên tôi nghĩ là tôi đang đào mồ cho bản thân, chắc vài năm nữa tôi sẽ khỏi thắng được nó luôn.
Knuhis Sriv - CEO của tập đoàn thời trang Bazaar chi nhánh Ấn Độ.
Đây có vẻ là trường hợp hơi khác, vì tôi không có dạy cho con tôi, mà người thích cờ vua là mẹ tôi. Bà thấy mấy đứa nhỏ chơi cờ, và bà trở nên hứng thú. Mà bà năm nay gần 60 rồi, với người lớn tuổi mà học cờ vua đúng là cũng khó như mấy đứa nhỏ vậy.
Bà chơi cờ với tất cả những ai yêu thích cờ vua mà bà quen. Cứ nghỉ trưa là bà lại bày cờ ra chơi với đồng nghiệp, và tối nào tôi cũng chơi với bà ít nhất là 5 ván cờ. Sau mỗi tuần tôi nhận ra là bà lại giỏi hơn một chút và ít mắc lỗi hơn một chút. Mọi thứ khởi điểm từ tôi vừa đánh vừa cười và chỉ cho bà, thậm chí là cố tình thua để bà thấy tự tin, không biết từ khi nào tôi bắt đầu phải đánh cực kì nghiêm túc để không bị thua.
Sau đó bà bắt đầu đấu cờ với những người giỏi cờ thực sự và bà giành được giải ba liên tỉnh. Tuy nhiên giải chưa đủ để lọt vào đội thi quốc gia. Và tất nhiên giờ bà đã giỏi hơn tôi.
Nên theo tôi thì thắng và thua trong việc hướng dẫn các bé là cách để chúng ta điều khiển trạng thái và cảm xúc. Nếu bé cảm thấy mất tinh thần thì thả ra cho bé một ván thắng là điều tốt. Nếu bé đang có động lực thì một ván thua sẽ khiến bé tiếp tục vươn tới việc hoàn thiện bản thân hơn.
Tiến sĩ Gordon Miller, CEO và tác giả tại ĐH Virginia Tech/tờ Huffingpost
Tôi không bao giờ để bé thắng cả. Bé lớn nhà tôi năm lớp 3 ở trong đội cờ vua của trường và nó luôn luyện tập với tôi. Tôi không bao giờ để bé thắng, nên có một hôm bé nói: "Con chắc không bao giờ thắng được bố quá". Tôi chỉ cười và nói rằng:"Con không thắng bố vì con vẫn còn mắc những lỗi linh tinh như này". Sau đó tôi bắt đầu chỉ cho nó thấy những đòn thế 2-3 nước và bắt nó tập luyện giải bài tập cờ vua.
Rồi tới năm bé 12 tuổi, lần đầu tiên đánh thắng, và tôi chưa bao giờ thấy bé vui như vậy. Gần như bé không thể tin được là bé đã thắng, bé còn hỏi rằng có phải tôi nhường cho bé không, tôi chỉ cười và giải thích cho bé rằng chiến thắng của bé rất xứng đáng vì bé đã rất nỗ lực. Và năm 12 tuổi, con trai lớn của tôi đã học được một bài học cực kì quan trọng về thành công và thất bại trong cuộc sống. Giờ nó đã 17 rồi, học rất giỏi và dành được huy chương điền kinh, tất cả vì bài học về thành công từ năm 12.
Nên đó là cách tôi nhìn nhận: Không bao giờ để cho bé thắng.
Tiến sĩ Jason Eisner - ĐH Johns Hopkins về khoa học vi tính và nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
Tôi có một đứa con trai năm nay lên lớp 1. Mỗi lần nó thua là mặt nó xìu đi. Tôi nhận ra là nó sẽ học được nhiều hơn nếu nó có thể nhìn thấy các nước đi tốt hơn. Nên tôi nói với nó rằng nếu bí và cảm thấy không có đường ra, con có thể đổi bàn và bố sẽ chơi bên của con.
Một ý tưởng khá hay! Nếu tôi không nghĩ ra chắc nó cũng nghỉ chơi cờ luôn. Nó đòi đổi cờ liên tục hồi luật này mới có hiệu lực, tuy nhiên càng về sau thì việc đổi cờ càng ngày càng hiếm hoi. Tôi tin rằng việc cho phép đổi cờ khiến cho bé không còn phải quá lo lắng về việc không nghĩ ra nước. Bé có thể thoải mái suy nghĩ tới cùng, bởi vì nếu thực sự bí thì chỉ cần đổi cờ cho ba. Tuy nhiên bé càng suy nghĩ thì lại càng tìm được nước hay để chiến đấu nên việc đổi cờ trở nên hiếm hơn.
Với nói thật là tôi cũng thích luật này hơn là việc phân tích nước cờ cho cả hai bên, vì tôi cũng không có giỏi cờ lắm. Nên việc đổi cờ cho phép tôi có thể suy tính hết sức mình và việc chơi cờ với bé cũng không làm tôi thấy chán. Và nó còn giúp bé cảm thấy được làm chủ, cũng như cảm giác rằng việc học chơi cờ là việc cả hai bố con cùng làm với nhau hơn là tôi ép nó làm
Địa chỉ
|
Tại sao chọn chúng tôi
Đội ngũ giáo viên có trình độ, tận tâm và khéo léo. |
Lớp học chính: Giáo viên kèm cặp kỹ lưỡng.
|
Lớp kỹ thuật: Luyện tập dưới sự giám sát của giáo viên.
|